Thiết kế website logistics

Thiết kế website logistics, vận chuyển, xuất nhập khẩu

Hướng tới xây dựng hệ thống marketing cho chuỗi cung ứng

Thiết kế website logistics là một trong những thế mạnh của Carly. Chúng tôi có thành viên trong ban quản trị có kinh nghiệm lâu năm trong chuyên ngành logistics, nên rất hiểu những gì trang web cần đáp ứng để tiếp cận khách hàng trong lĩnh vực này.

Vì vậy bạn có thể yên tâm! Và có thể liên hệ để được tư vấn.

Liên hệ ngay với Carly

Tại sao doanh nghiệp logistics cần xây dựng website?

Thiết kế website logistics

Lý do cũng khá đơn giản thôi, vì website đem lại lợi ích không thể bỏ qua cho các công ty trong lĩnh vực vận tải, giao nhận, logistics.

Trang web là bộ mặt của doanh nghiệp logistics trên internet

Trang web chính là hình ảnh của doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến. Bạn muốn công ty mình trong mắt của khách hàng thế nào, thì nên xây dựng phát triển trang web theo hướng đó.

Ngoài ra, nếu làm marketing đồng bộ, thì còn cần phải thống nhất với các kênh thông tin trực tuyến khác như email, mạng xã hội, quảng cáo Google hay Facebook…

Với môi trường trực tuyến, thì website có tính ổn định và lợi thế hơn những kênh marketing trực tuyến khác. Điều này càng đúng nếu công ty bạn cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp (B2B).

Tiếp cận khách hàng online

Không chỉ các doanh nghiệp thương mại mới bán hàng được online. Các doanh nghiệp dịch vụ như logistics cũng có thể tiếp cận tốt với khách hàng tiềm năng của mình qua internet.

Đã có khách hàng của chúng tôi thường xuyên nhận được những câu hỏi tư vấn cũng như yêu cầu báo giá qua website. Dịch vụ thường được khách hàng quan tâm là:

  • Vận chuyển hàng hóa quốc tế,
  • Thủ tục hải quan, lưu kho bãi,
  • Kiểm tra chuyên ngành cho hàng xuất nhập khẩu...

Từ những yêu cầu đó, doanh nghiệp bố trí nhân viên chăm sóc để chiếm được cảm tình và thuyết phục khách sử dụng dịch vụ logistics của họ.

Đó là cách sử dụng website để hỗ trợ cho việc kinh doanh dịch vụ logistics.

Với công ty lớn hơn, họ còn đầu tư bài bản để có chiến lược tiếp…

Quảng bá thương hiệu công ty

Ngoài việc chào dịch vụ, những công ty này còn viết bài tư vấn, hỏi đáp trên website. Đồng thời họ cũng làm SEO website hiệu quả, để tăng truy cập từ nhiều nguồn khác nhau.

Mục đích quan trọng mà họ nhắm tới: thêm người truy cập và đọc nội dung, tăng tính hữu ích và khắc họa hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Đó là lợi ích lớn hơn cả doanh thu trước mắt của những lô hàng mà công ty làm vận chuyển, thông quan, hay dịch vụ logistics khác.

Giao diện website logistics nên bố trí thế nào?

Về cơ bản, đây là loại hình website giới thiệu công ty cùng những dịch vụ cung cấp. Do đó, giao diện không có đặc điểm nào khác biệt hẳn, mà chỉ cần tuân thủ theo nguyên tắc thiết kế website nói chung là đã đạt yêu cầu.

Thiết kế website logistics cho công ty Cát Thịnh

Thiết kế website logistics cho công ty Cát Thịnh

Tất nhiên, tùy phong cách và quan điểm thẩm mỹ của từng doanh nghiệp, mà hướng thiết kế sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp. Carly chúng tôi rất tôn trọng và lưu ý đến yếu tố riêng đó.

Về cơ bản, giao diện web logistics cần có:

  • Bố cục rõ ràng, gọn gàng, nhưng cần tinh tế.
  • Màu sắc hài hòa với màu chủ đạo của logo công ty, có tham khảo thêm sở thích của chủ công ty, và có thể tư vấn thêm yếu tố phong thủy khi chọn màu.
  • Hình ảnh đẹp, đúng chuyên ngành logistics, thường là ảnh về cảng biển, sân bay, tàu container, máy bay, xe tải, chuỗi cung ứng…
  • Nên theo phong cách đơn giản nhưng hiện đại, vì ngành này có tính quốc tế hóa cao, phục vụ nhiều khách hàng tiềm năng đến từ nước ngoài.

Cấu trúc website logistics gồm những gì?

Gồm những trang cơ bản như sau:

  1. Trang chủ: các block sơ lược về công ty, dịch vụ cung cấp, lợi thế cạnh tranh, tin tức chuyên ngành, đánh giá của khách hàng, logo của các khách hàng và đối tác.
  2. Giới thiệu: thông tin đầy đủ về công ty (tầm nhìn, sứ mệnh, lịch sử phát triển), có thể bao gồm cả đội ngũ nhân sự chủ chốt, hồ sơ năng lực, những khách hàng lớn tiêu biểu.
  3. Dịch vụ: gồm trang giới thiệu tổng thể các dịch vụ, và các trang con cho từng dịch vụ cụ thể, kèm theo hình ảnh sống động để minh họa. Các dịch vụ thường thấy ở web logistics như: vận tải, lưu kho, kiểm đếm, phân phối, dán nhãn hàng hóa, thủ tục hải quan...
  4. Tin tức: tin chuyên ngành, tin nội bộ, và các bài viết mang tính tư vấn để khách hàng tiềm năng tham khảo (có lợi cho việc làm SEO website).
  5. Liên hệ: địa chỉ, số điện thoại, số hotline, số fax, email của trụ sở, các chi nhánh và văn phòng giao dịch. Ngoài ra có thể bổ sung bản đồ và Form liên hệ vào trang này.
  6. Các trang khác (theo yêu cầu): tuyển dụng, đăng ký, đăng nhập, quy định chung, thông tin cổ đông...

Các trang này nên làm đa ngôn ngữ, ít nhất là tiếng Việt và tiếng Anh (như website trong hình dưới đây cho Công ty Vinalogs có trụ sở tại Hải Phòng), bởi ngành này có tính quốc tế hóa cao.

Thiết kế website logistics cho công ty Vinalogs

Ngoài ra trong lĩnh vực này, những công ty logistics lớn có thể muốn phát triển thêm những công cụ, hoặc tính năng cao cấp để phục vụ cho việc kinh doanh cũng như chăm sóc khách hàng. Tôi có thể kể ra đây một số tính năng như:

  • Tracking (kiểm tra lịch trình): là phần mềm tích hợp để theo dõi vết của các lô hàng trên đường vận chuyển, cung cấp tài khoản để chủ hàng có thể tự kiểm tra tình trạng lô hàng của mình (chẳng hạn qua số Vận đơn, số container...). Chức năng này phù hợp với hãng tàu, hãng vận chuyển hàng hóa hàng không, các công ty chuyển phát nhanh, giao nhận vận tải quốc tế.
  • Lịch tàu: cập nhật lịch trình dự kiến các chuyến tàu trên tuyến đường mà công ty đang triển khai dịch vụ, mục đích để khách hàng tra cứu và đặt chỗ.
  • Lịch đóng hàng ghép container (LCL): phục vụ cho khách hàng có lô hàng nhỏ muốn xem lịch trình phù hợp để đóng ghép chung container với các lô hàng khác trên cùng tuyến vận chuyển.
  • Thuật ngữ, danh bạ, hệ thống văn bản của lĩnh vực chuyên ngành này. Thực tế, Carly đã có khách hàng xây dựng cả phần mềm nhỏ để tính thuế xuất nhập khẩu, kiểm tra số container... vào website của họ. Rõ ràng đó là những tiện ích rất hay để phục vụ khách hàng, đồng thời cũng tạo sự khác biệt với những trang web của đối thủ.

Chi phí thiết kế website logistics là bao nhiêu?

Với những tính năng phổ thông như trên (chưa gồm tracking, lịch trình...), thì bạn có thể tham khảo giá sơ bộ của Carly như sau:

  • Giá trọn gói: 6-8 triệu đồng 
  • Phí duy trì từ năm thứ 2: 1.200.000 đồng / năm (chưa bao gồm VAT)
  • Thời gian hoàn thành website: 2-4 tuần

Mức chi phí đó sẽ gồm cả:

  • Miễn phí 01 tên miền quốc tế, 01 năm lưu trữ website (hosting) dung lượng 1GB.
  • Mã nguồn đóng chuẩn SEO, ASP.net, dữ liệu MySQL
  • Miễn phí biên tập nội dung bài viết và sản phẩm chuẩn SEO
  • Miễn phí tư vấn SEO vào Top Google
  • Hướng dẫn, hỗ trợ quản trị thông tin trên website

Việc thiết kế website logistics, vận chuyển, hay xuất nhập khẩu... để phục vụ nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp chuyên ngành là rất cần thiết, và hiệu quả. Và nếu bạn chưa tận dụng kênh thông tin này, thì hãy nhanh tay lên kẻo lỡ cơ hội kinh doanh vào tay đối thủ cạnh tranh.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được báo giá và tư vấn: 094 456 1874

Gọi ngay cho chúng tôi theo số Hotline hoặc Email cho chúng tôi theo địa chỉ carlyvietnam@gmail.com

Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức cung cấp giải pháp hàng đầu để tạo trải nghiệm tuyệt vời cho Bạn!
FAQ

Câu hỏi thường gặp khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi

Báo giá

Đề nghị báo giá ngay hôm nay

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá về dịch vụ marketing online

Vui lòng điền thông tin: