Sitemap là gì

Sitemap là gì? Có ích lợi gì cho SEO và người dùng?

Sitemap là gì? Có ích lợi gì cho SEO website và người dùng?

Sitemap là gì? Có ích lợi gì cho SEO website và người dùng?

Sitemap là gì? Và cách tạo sitemap cho website như thế nào để người dùng dễ tìm nội dung, và Google cũng dễ bao quát thông tin trên toàn trang web?

Đó là những câu hỏi mà những người quản trị website cũng như người làm SEO thường quan tâm.

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn chi tiết. Trước hết là khái niệm...

Macro alias: GoogleAdsScript

Sitemap là gì?

Sitemap là sơ đồ của website, trong đó thể hiện cấu trúc và tổ chức các trang con cụ thể như thế nào.

Bạn có thể xem ví dụ về cấu trúc trang trong sơ đồ như hình dưới:

Minh họa sitemap là gì?

Trong sơ đồ này, bạn thấy cấu trúc trang web chia thành 3 cấp độ chính:

  1. Cấp độ 1 - Trang chủ (màu vàng): cấp trên cùng, chính là chủ đề của toàn website về Knowdge by Design (kiến thức thiết kế)
  2. Cấp độ 2 - Các danh mục chính (màu xanh), như: thông tin công ty, danh mục sản phẩm, danh mục bài viết, thông tin trang web…
  3. Cấp độ 3 - Bài viết chi tiết (màu trắng): lịch sử công ty, thông tin liên hệ, sản phẩm cụ thể...

Sơ đồ này giúp người dùng hình dung rõ ràng hơn cách sắp xếp nội dung của website, từ đó có thể định hướng tìm kiếm thông tin nhanh chóng, thuận tiện.

Theo đối tượng sử dụng, sitemap thường được chia thành 2 loại:

  • Sitemap cho người dùng: thường bố trí dưới dạng 1 trang html bình thường.
  • Sitemap cho công cụ tìm kiếm: thường được lập thành file có tên sitemap.xml để khai báo với các công cụ tìm kiếm.

Và dưới đây là hướng dẫn cách thức cụ thể…

Cách tạo sitemap cho website

Bạn nên làm cả 2 loại nêu trên, nhằm phục vụ cả cho người đọc lẫn công cụ tìm kiếm…

Tạo sitemap cho người dùng xem

Trong đó, hiển thị cấu trúc website, đường link đến các trang con, và có thể mô tả ngắn nội dung của từng trang. Mục đích là để người đọc dễ tra cứu, tìm hiểu, và truy cập nhanh chóng đến những trang con cần thiết. 

Tùy theo quy mô của website mà sitemap loại này chi tiết đến mức nào. Trang web nhỏ thì có thể tạo link đến từng trang con. Còn với trang lớn, thì có thể chỉ tạo sơ đồ đến trang cấp độ 2, 3, mà không chi tiết đến cấp độ 4 (vì quá nhiều, người dùng cũng không thể xem hết).

Hình dưới là mình họa Sitemap cho người dùng:

Sitemap trang web nhaccuatui.com

Sơ đồ trang nhacuatui.com

Vì dành cho con người xem, nên thông tin thường mang tính tổng quát, không thể chi tiết với website quá nhiều trang con. Khi đó thường chỉ đưa ra đường dẫn tới các danh mục chính mà thôi.

Cách tạo file này thực ra là giống như 1 trang webpage thông thường. Dùng công cụ quản trị web của bạn để tạo page mới. Thông tin trong phần body sẽ nhập thủ công, hoặc dựa vào thông tin tạo ra trong file xml (dưới đây), để lựa chọn trang nào đưa vào sơ đồ này. 

Bạn cũng nên đưa tóm tắt giải thích tương ứng với từng đường link, giúp người dùng hiểu nội dung của từng trang. Nhờ đó dễ dàng tìm thông tin, và kích thích người dùng xem tiếp.

Tạo sitemap.xml chuẩn SEO và miễn phí

File này dùng để khai báo cho Google dễ truy cập và crawl (bò vào thu thập dữ liệu) toàn bộ website được nhanh chóng. Việc này là nhằm tạo sự thân thiện, dễ dàng với Google, cũng là một bước công việc trong việc làm SEO.

Với mục đích dành cho các Search Engine, và những ai làm SEO, nên danh mục này càng đầy đủ chi tiết càng tốt. Tất nhiên, cần loại trừ những trang con mà bạn chủ ý không muốn khai báo với công cụ tìm kiếm. Google sẽ lần theo sơ đồ này để lập chỉ mục (index) website của bạn.

File sitemap.xml có dạng mã lập trình, nên không thân thiện lắm với người dùng. Lập trình viên đọc thì hiểu, nhưng nếu bạn không trong chuyên ngành nên không hiểu thì cũng không phải là vấn đề gì nghiêm trọng.

Cách thức tạo file sitemap.xml cũng khá đơn giản, vì hiện đã có các công cụ trực tuyến hỗ trợ. Để làm việc này, bạn cần có website đã và đang hoạt động và máy tính kết nối internet. Nếu có thể, thì tải và chạy thêm phần mềm Notepad++ là đủ.

Dưới đây, tôi giới thiệu 1 công cụ trực tuyến giúp bạn có thể tạo file Sitemap.xml nhanh chóng và thuận tiện.

Bước 1: Truy cập vào trang xml-sitemaps.com

Bạn thực hiện một số thao tác:

  • Điền domain trang web của bạn vào ô trống: Your website URL
  • Xem thêm phần giải thích “Tại sao bạn cần sitemap” (Why do you need a sitemap), nếu cần.
  • Trong phần More Option (thêm lựa chọn): bạn có thể để mặc định, hoặc thay đổi  cho phù hợp với nhu cầu của mình. Chọn thông số là daily, weekly...ở ô “Change frequency”
  • Nhấn phím Enter hoặc nút Start để bắt đầu. Bạn chờ đợi công cụ này tạo file cần thiết. Thời gian nhanh chậm tùy theo độ lớn trang web của bạn. Web lớn nhiều trang thì phải chờ lâu hơn, và ngược lại. Như tôi để ý, với website dưới 100 trang con đơn giản, thì chờ khoảng 5-10 phút là xong (sẽ có thông báo).
  • Xem thông báo kết quả, có thể lựa chọn xem dạng xml (cho máy) hoặc html (cho con người, như tôi đã nêu trong phần trên đây).

Bước 2: Tải file kết quả về máy tính để sửa

Với file dạng html: bạn tạo trang mới trong phần quản trị Website của mình, sau đó copy tên gọi và đường link, và bổ sung đoạn giới thiệu ngắn cho phù hợp.

Với file xml: sau khi download về máy, bạn có thể dùng phần mềm Notepad để sửa thêm (nếu muốn). Còn nếu không biết cách, hoặc không muốn tinh chỉnh thêm, thì có thể chuyển sang Bước 3.

Lưu ý: thông số Priority quy định mức độ ưu tiên của các url đối với website của bạn, nếu Url nào quan trọng bạn nên giá trị hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.1

Bước 3: Tải file xml lên website

Upload file sitemap.xml sau khi chỉnh sửa ở bước trên lên thư mục gốc (root), nghĩa là file này sẽ ngang cấp với index.php , index.asp, index.html… trên website của bạn.

Sau khi upload, bạn cần đăng ký sitemap này với các công cụ tìm kiếm là xong. Đây là bước công việc chỉ cần khai báo 1 lần đầu tiên, sau đó Google hay Bing sẽ tự cập nhật. Xem thêm verify sitemap ở Google Webmaster.

Việc tạo và đăng ký sitemap với các Search Engine có vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa website. Và với người làm SEO, thì đây là một trong những bước công việc quan trọng, và bắt buộc phải kiểm tra khi triển khai công việc.

Như vậy trong bài viết này, tôi đã trả lời câu hỏi Sitemap là gì, cũng như hướng dẫn 1 cách đơn giản để tạo sitemap cho website. Hy vọng bạn tìm thấy thông tin bổ ích cho mình.

Nếu thấy hay thì Like và Share nhé.

Chia sẻ Bài viết này:

Học SEO & Marketing Online Miễn phí

Tham gia vào Group Facebook & Zalo => học SEO & Marketing Automation hoàn toàn FREE!