SEO OnPage là gì? Kỹ thuật nào cho hiệu quả?
SEO OnPage là một trong những thuật ngữ phổ biến mà bất cứ ai quan tâm đến marketing online đều quan tâm. Đó là những hạng mục quan trọng và thiết thực giúp tối ưu hóa website.
Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu chi tiết về nội dung cũng như các kỹ thuật để thực hiện công việc này.
Với những bạn chưa quen với thuật ngữ, tôi muốn giới thiệu nhanh lại khái niệm…
SEO OnPage là gì vậy?
SEO Onpage là các công việc tối ưu hóa website, được thực hiện trên (hay trong) phạm vi trang web đó. Người ta cũng dùng 1 số thuật ngữ khác như: tối ưu hóa trên trang, SEO OnSite...
Nói cách khác đó là tất tần tận những gì bạn phải làm tại trang web đó để giúp nó lên Top với những từ khóa nhất định. Tất nhiên, mục đích là càng nhiều từ lên top thì càng tốt. Công việc phải làm OnPage bao gồm cả chỉnh sửa lại mã code, bổ sung các thẻ (tag) cần thiết, viết nội dung, bố trí từ khóa, tiêu đề… sao cho tối ưu nhất.
On-page là phải thực hiện trên trang, không phải ở ngoài trang (Off-Page)
Vào đầu những năm 2000, số lượng các trang web trên thế giới còn chưa nhiều. Ở Việt Nam các website trong từng lĩnh vực cũng còn ít. Rất nhiều webmaster khi đó sử dụng cách đơn giản là nhồi nhét từ khóa vào bài viết rồi định dạng bôi đậm hoặc in nghiêng lặp lại nhiều lần để làm SEO cho nhanh.
Thời đó làm như vậy cũng đã từng hiệu quả.
Nhưng giờ thì các công cụ tìm kiếm đã thông minh hơn rất nhiều. Các thuật toán mới liên tục được áp dụng (chẳng hạn như Hummingbird, Panda, RankBrain...) để sàng lọc nội dung, đòi hỏi việc làm SEO phải chi tiết, tỉ mỉ, và thực tế hơn. Các công việc cần thực hiện vì thế cũng nhiều và phức tạp hơn. Trong đó, các kỹ thuật SEO trên trang (OnPage) càng có vai trò quan trọng, giúp web của bạn tăng hay tụt hạng trong con mắt của các công cụ tìm kiếm.
Và việc hiểu và sử dụng các kỹ thuật đúng cách sẽ giúp bạn có ưu thế trong cuộc chiến giành thứ hạng cho website của mình.
Xin lưu ý: trong bài viết này tôi tập trung vào cách làm SEO, nghĩa là vào thủ thuật tối ưu. Điều đó không có nghĩa là xem nhẹ hay bỏ qua chất lượng nội dung (content). Ngược lại, chúng ta luôn cần đầu tư tối đa cho nội dung. Ngoài ra, cũng cần để ý những việc quan trọng cần làm khi SEO (hoặc kết hợp với SEO), không nằm trong phạm vi bài viết này, nên tôi để riêng để bạn có thể tham khảo nếu có thời gian:
- Tạo nội dung hay - yếu tố quan trọng hàng đầu
- Tạo backlink chất lượng - trọng yếu tiếp theo
- Xây dựng website thân thiện để dễ SEO - gồm cả cấu trúc & nội dung
SEO OffPage - bổ trợ cho SEO OnPage - Tăng tốc độ tải trang - để tăng hạng trong SERP
Vậy có các kỹ thuật tối ưu OnPage nào?
Kỹ thuật SEO OnPage
Tôi đang muốn nói tới những hạng mục chính phải kiểm tra và tối ưu khi bắt tay vào làm SEO cho 1 website bất kỳ. Mỗi người có thể thay đổi thứ tự và cách thức áp dụng, nhưng về cơ bản là các công việc cần làm là tương tự nhau.
Dưới đây là danh mục mà bản thân tôi đang áp dụng khi làm cho website của công ty Carly cũng như cho các khách hàng dùng dịch vụ SEO.
Vì đây là checklist, nên tôi sẽ kê tên hạng mục và mô tả tóm tắt công việc cần làm. Một số mục sẽ có bài viết chi tiết đi kèm để bạn có thể tìm hiểu thêm nếu muốn. Tôi chia thành 2 nhóm tương đối, dựa theo việc người dùng thông thường có nhìn thấy kết quả hay không.
Những hạng mục SEO On-Page người dùng nhìn thấy
Những hạng mục này thường sẽ ảnh hưởng gần như ngay lập tức đến người dùng, vì họ có thể quan sát thấy trên trang. Tất nhiên, tùy theo cách lập trình web cụ thể, mà có thể một số hạng mục sẽ thuộc phần phía dưới. Tôi chỉ phân loại và sắp xếp tương đối để bạn dễ theo dõi mà thôi.
- Tối ưu URL theo từ khóa cho người đọc và cho Google dễ tìm thấy.
- Page Title - tiêu đề trang bài viết: nên gồm keyword + modifier
- Headings - các thẻ tiêu đề (từ H1 đến H6, thường dùng đến H4) sử dụng phù hợp, trong đó nên gồm từ khóa một vài lần. Với bài viết tham khảo (hoặc blog) cần đưa từ khóa vào thẻ H1.
- Images - chèn ảnh liên quan, & tối ưu tên file, thuộc tính Alt Text, chú thích…
- Vị trí từ khóa: đặt trong vòng 100 từ đầu tiên của nội dung chính (trong thẻ body), và càng gần đầu càng tốt.
- LSI keyword: Bổ sung thêm vào nội dung những từ khóa có liên quan về ngữ nghĩa với từ khóa chính (LSI keyword)
- Density keyword (mật độ từ khóa) - trong khoảng 1-3% là thích hợp, không nên quá 5% (bạn có thể đo bằng công cụ SEOQuake Density)
- Tỉ lệ Text/HTML - cần đo xem đã hợp lý chưa, nên trên 20%, khoảng 30% trở lên là ok.
- Breadcrumb: tạo và tối ưu cho từng trang con (page), kết hợp với điều hướng bằng Navbar chính đầu trang, chân trang
- Internal links và anchor text: đặt vào những vị trí thích hợp để dẫn hướng người dùng, cũng như thuận lợi cho công cụ tìm kiếm.
- Đặt external link (có chất lượng), nếu xét thấy phù hợp, để tăng uy tín cho bài viết. Với link đến website khác mà có sử dụng thuộc tính target="_blank", bạn đừng quên thêm thuộc tính rel="noopener" (hoặc rel="noreferrer"), để tăng tính bảo mật.
- Broken link: Kiểm tra sửa các đường link bị lỗi, cả trong và ngoài trang.
- Kiểm tra các redirect link.
Những hạng mục SEO On-Page người dùng không nhìn thấy
Những mục này người dùng thường không quan sát được ngay trên trang. Nếu muốn, họ phải mở phần code của trang thì mới có thể nhận thấy được. Thường thì ít người dùng để ý tới những yếu tố này, trừ khi họ cũng có chuyên môn và quan tâm nghiên cứu website của bạn thì mới “mò mẫm” vào phần code.
Tuy vậy, những mục công việc dưới đây lại được các công cụ tìm kiếm xem xét và đánh giá khá cao. Máy móc “đọc” code nhanh và dễ hơn người dùng. Vì vậy, bạn có thể xem như đây là phần chúng ta phải thực hiện để giúp website thân thiện với các Search Engine. Điều đó cũng đúng ngay với khái niệm làm SEO - tối ưu hóa để thân thiện với công cụ tìm kiếm (như Google).
Và đây là các hạng mục...
- Meta description - Mô tả ngắn gọn nội dung của trang, trong đó có đặt từ khóa chính ở vị trí (gần) đầu tiên. Độ dài khoảng 150-160 ký tự.
- Meta keyword - cụm từ khóa chính, đang cần làm SEO. Hiện tiêu chí này dần ít quan trọng, và Google đã bỏ khỏi danh sách các yếu tố xếp hạng.
- Meta viewport - thẻ thiết lập chế độ xem, để hiển thị tương ứng với kích thước màn hình mà người dùng đang sử dụng để mở website của bạn.
- Geo Meta Tag - thẻ này dùng cho SEO Local sẽ giúp khai báo các thông tin về địa chỉ, tọa độ, tên doanh nghiệp v.v... Loại thẻ meta này được Bing hỗ trợ nhưng Google thì không.
- Canonical Url - đã sử dụng thẻ Canonical ngăn lỗi trùng lặp nội dung ở những trang cần thiết hay chưa, ví dụ ở trong trang kết quả tìm kiếm?
- XML Sitemaps: đã tạo và đưa vào thư mục gốc của website. Đồng thời cũng nên submit 1 lần đầu cho Google & Bing. Lưu ý cấu trúc lại priority các bài viết quan trọng và không quan trọng trong file này.
- Robots.txt: Kiểm tra file robots.txt, chặn các file và danh mục rác, không cần index. Bỏ file này nếu không muốn chặn bất cứ trang nào.
- Thẻ Language (ngôn ngữ) - thẻ <html lang="vi">, giúp công cụ tìm kiếm và trình duyệt định hướng ngôn ngữ tốt hơn cho trang web bằng tiếng Việt của bạn. Nếu ngôn ngữ khác thì chọn mã tương ứng, ví dụ: tiếng Anh (en), Pháp (fr), Nhật (ja)... Có thể tra mã ngôn ngữ trên website w3schools.com.
- Schema.org: những đoạn code ngắn gắn vào phần HTML, giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn, và tăng khả năng xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm. Bạn có thể tạo code bằng Googe, dựa trên các tiêu chí cho mỗi loại trang như movie, local business, article. Sau khi thực hiện xong, nên kiểm tra lại bằng Google. Lưu ý: chỉ cần làm cho trang chủ, contact, sản phẩm, bài viết… hoặc những trang thuộc nhóm mà Google đã liệt kê; không nhất thiết phải làm cho tất cả các trang.
- Sử dụng thẻ meta Open Graph: Giúp cho link chia sẻ trên mạng xã hội (như Facebook) sẽ có đầy đủ ảnh thumbnail, title, description... để tăng tính hấp dẫn và có thể lôi kéo người đọc click vào đường link theo chủ ý của bạn.
- Tạo trang AMP - Accelerated Mobile Pages: tạo trang AMP để tối ưu hóa cho di động.
- Google Analytics: cài đặt để tracking các chỉ số.
- Tạo Google Search Console
- Tốc độ tải trang: tốc độ load trang rất quan trọng, vì người dùng thường thoát ra nếu thấy trang của bạn tải về lâu. Google vì thế cũng xem đây là 1 yếu tố thể hiện tính thân thiện của web với người dùng và với công cụ tìm kiếm. Cách cải thiện: tối ưu > 90 điểm tốc độ từ Google Page Speed Insight (PSI).
- Kiểm tra HTML Validation đạt chuẩn W3C hay chưa và sửa các lỗi nếu có.
- Đăng ký Google My Business (Maps) cho website, giúp công cụ tìm kiếm định hướng tốt hơn cho khu vực địa phương mà bạn đang cung cấp sản phẩm dịch vụ (Tìm hiểu về kỹ thuật Local SEO)
- Tối ưu Google Maps cho website với 1 số thao tác:
- Config căn bản Google Maps
- Đặt maps lên website
- Upload nhiều hình ảnh lên website
- Chạy review và rating cho Google Maps - Website responsive: thiết kế thân thiện các thiết bị di động không, đã tối ưu chưa? Tính năng này ngày càng quan trọng, và dần trở thành không thể thiếu với website hiện nay.
- Dùng SSL certificate và giao thức https cho website để tăng tính an toàn và uy tín với công cụ tìm kiếm cũng như người sử dụng.
- Lựa chọn 1 trong 2 phương án: www hay non-www, sau đó redirect để không bị lỗi trùng lặp. Có thể thực hiện redirect trong Google Search Console, hay trong Umbraco, hay trong Plesk.
- Tạo trang 404 (trong Umbraco hoặc trong Plesk)
- Redirect 301: Cài đặt chuyển hướng URL cho những link có nhiều truy cập, nhưng không còn tồn tại bài viết, sản phẩm, dịch vụ tương ứng … đến trang khác theo chủ ý của bạn.
Trên đây là trên 30 kỹ thuật tối ưu hóa trên trang hiện đang được các SEOer sử dụng thường xuyên. Nếu bạn sử dụng Wordpress CMS thì nên dung các plugin hỗ trợ tối ưu hóa OnPage rất tốt như Yoast SEO hay Rank Math.
Danh sách tôi vừa nêu thực ra còn nhiều nữa. Tuy nhiên, có nhiều tiêu chí không có ảnh hưởng nhiều, nên tôi không nêu hết ở đây. Nếu bạn đã thực hiện hết các mục tôi vừa nêu phía trên, và vẫn có nhu cầu làm sâu thêm thì tham khảo thêm bài viết về SEO checklist đầy đủ.
Theo kinh nghiệm của tôi, nếu làm đủ những mục SEO OnPage kể trên, cùng với việc đưa vào nội dung có chất lượng, thì kết quả cũng đã rất tốt rồi. Nếu kết hợp được với làm SEO Off-Page, thì chắc chắn trang web của bạn sẽ có nhiều từ khóa lên Top Google. Và đó cũng là mục đích của việc tối ưu hóa website với các công cụ tìm kiếm.
Tất nhiên, để làm hoàn chỉnh thì có rất nhiều bước công việc cần thực hiện. Và để biết nên thực hiện theo tiến độ thời gian, bạn có thể đọc thêm về lập kế hoạch SEO chi tiết.
Đến đây, tôi xin kết thúc bài viết về các cách phổ biến làm SEO OnPage. Nếu bạn thấy hữu ích thì nhớ Like cho bài viết này nhé.