SEO là gì? SEO giúp bạn tìm khách hàng mới như thế nào?
Nhiều người thắc mắc SEO là gì, SEO là làm những công việc gì, SEO website thế nào… Đây là những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực online marketing, mà cụ thể hơn là làm marketing trên website.
Trong bài viết này tôi sẽ giải thích chi tiết cho câu hỏi vừa nêu.
Trước hết, bạn nên phân biệt với những thuật ngữ khác có cách phát âm gần giống như SEO (đọc là “xeo”):
- CEO (Giám đốc điều hành): đánh vần theo tiếng Anh là “xi-i-âu”, nhưng cũng nhiều người đọc là “xeo” cho nhanh.
- Sale (Bán hàng): phát âm theo tiếng Anh là “xêu”, chứ không phải là “xeo”.
- Sell (Bán hàng): cũng phát âm là “xeo”, nhưng không phải là làm online marketing
Như vậy trong lĩnh vực online marketing, khi nói “xeo là gì” thì cần liên hệ với từ SEO bạn nhé. Giờ tôi sẽ đi vào chủ đề chính…
Mục lục
SEO là gì?
Câu này cũng đồng nghĩa với những câu hỏi tương tự như sau:
- SEO web là gì?
- SEO google là gì?
- SEO marketing là gì?
- SEO là làm những công việc gì?
Về mặt khái niệm…
SEO là việc tối ưu hóa website để trở nên thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm. SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization, gồm nhiều bước công việc để nâng cao thứ hạng website, và nhằm tăng cơ hội được người dùng thấy khi họ tìm những từ khóa liên quan trên công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google).
Nói nôm na, SEO là việc đẩy từ khóa lên top Google, để dễ tiếp cận với khách hàng, từ đó tăng khả năng bán hàng. Vậy thôi! (nếu chưa quen, bạn có thể tìm hiểu thêm về khái niệm từ khóa là gì)
Còn mục đích gì nữa không?
Còn chứ…
Thử nghĩ xem khi bạn tìm một từ nào đó trên Google, và lướt qua trang kết quả. Chưa chắc bạn đã click vào website ở trên cùng (không kể những trang web có đăng quảng cáo Google, có chữ “Ad” hay "QC" ở đầu). Vì sao thế? Vì đọc lướt qua tiêu đề mà có thể không thấy hấp dẫn, hay không thấy có thông tin mình cần.
Vậy thì ngoài việc đưa từ khóa lên top Google, người làm SEO còn muốn cho người dùng nhìn thấy và click vào trang web của mình nữa, thay vì vào 1 trang khác gần đó.
Nhưng như thế đã xong chưa?
Thực ra như vậy cũng ổn rồi, nhưng cũng chưa xong đâu. Họ vào web của bạn, chẳng đọc gì hoặc chỉ 1 vài giây, rồi thoát ra luôn thì sao? Thì cũng chẳng hơn gì khi tìm không thấy, hoặc thấy mà không vào web.
Tôi muốn nói là làm sao để người dùng vào web của bạn rồi, họ muốn đọc và đọc hết những thông tin trong trang đó. Sau đó lại tiếp tục thực hiện một số việc mà bạn đang rất muốn họ làm, chẳng hạn như:
- đọc thêm trang khác,
- đi đến trang đặt hàng,
- gọi điện hỏi báo giá…
Vậy mới gọi là xong, và làm SEO cùng với content marketing hay (copyrighting) cần đi đến bước đó, nếu không muốn nói là vẫn còn nữa: khách thăm đánh dấu trang, quay lại, điền email… rất nhiều việc mà bạn muốn họ làm để thành khách hàng trung thành.
Tôi tóm tắt lại để bạn không thấy hoang mang nhé…
Nghề SEO là gì?
Đây là nghề làm công việc tối ưu hóa website. Nếu làm nghề này bạn có thể làm việc cho một công ty cung cấp dịch vụ SEO chuyên nghiệp, hoặc cũng có thể chăm sóc trực tiếp cho trang web của công ty mình. Một số người còn tự kiếm việc làm thêm, chẳng hạn như nhận viết bài thuê cho khách.
Với nghề này, thì rõ ràng yêu cầu bạn phải nắm được cách SEO web hiệu quả. Nếu chưa biết hoặc chưa hiểu rõ, bạn nên tìm một khóa học SEO cơ bản để theo. Do nhiều nơi đào tạo, nên bạn cần tìm hiểu để biết học SEO ở đâu tốt, từ đó chọn chương trình học phù hợp cho mình.
Rất may là hiện nay bạn có thể tìm khóa học SEO online hay bí nữa thì tự học SEO cũng được, để ít nhất cũng biết cách SEO từ khóa thế nào. Rồi kết hợp với tham gia các diễn đàn SEO để học “mót” thêm thực tế và nắm được bức tranh SEO Việt Nam hiện nay ra sao.
Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, giờ là lúc bạn nộp đơn xin tuyển dụng, làm việc để tích lũy kinh nghiệm thực tế (thị trường việc làm SEO gần đây khá hot, bạn yên tâm nhé). Khi bắt tay vào việc thực tế, bạn sẽ có cơ hội tốt để trau dồi thêm kiến thức SEO, cả SEO offpage và SEO onpage. Bạn cũng sẽ hiểu quy trình SEO như thế nào để đưa web lên Top Google. Vì với khách hàng: SEO web hiệu quả đồng nghĩa với SEO top google
Khi đã có thâm niên hơn, bạn hoàn toàn có thể phát triển thêm ra những lĩnh vực liên quan như marketing online (hay hiểu chưa đầy đủ là digital marketing).
Và khi đã thành người chuyên nghiệp, cũng giống như hacker, bạn có thể đi theo 2 hướng khác nhau mà người ta gọi là SEO “mũ trắng” (làm chính tắc), hay “mũ đen” (lách/lừa các công cụ tìm kiếm). Cá nhân tôi thì phản đối cách làm không chính tắc, vì sớm muộn cũng chịu hậu quả khi các Search Engine phát hiện ra. Công ty Carly chúng tôi cung cấp dịch vụ SEO hoàn toàn "mũ trắng", tuyệt đối không luồn lách hay cheating gì cả.
Mục đích của SEO là để làm gì?
Có mấy mục đích quan trọng:
- Làm cho website của bạn đạt thứ hạng cao, nằm trong top 5 thì càng tốt, khi người dùng tìm từ khóa liên quan.
- Làm chọ người dùng khi thấy thì nhấp chuột vào trang web của bạn (thay vì vào web khác).
- “Giữ chân” để họ đọc hết trang, hoặc càng nhiều càng tốt, nhất là những nội dung quan trọng.
- Khéo léo “kêu gọi” để người đọc làm theo ý mà bạn mong muốn, ví dụ: đặt hàng, liên hệ.
Đạt được 4 mục tiêu quan trọng đó cũng được coi là thành công rồi. Nhiều nữa thì tính sau.
Để đạt được mục đích đó, thì có khá nhiều thứ phải làm.
Vậy…
SEO là làm những công việc gì?
Nói chung chung là “tối ưu hóa”, nhưng khi bắt tay vào thì cũng sẽ có khá nhiều việc cần chuẩn bị và thực hiện. Tôi nêu những hạng mục chính:
- Tìm hiểu kiến thức về chủ đề liên quan, chẳng hạn như website về đồng hồ đeo tay, dịch vụ nha khoa…
- Xây dựng bộ từ khóa phổ biến của lĩnh vực, hay ngành đó. Ví dụ: nếu web về đồng hồ đeo tay, thì bạn cần biết đối tượng khách hàng mua đồng hồ thường tìm kiếm bằng những từ khóa liên quan như: đồng hồ cơ nam, đồng hồ chính hãng, đồng hồ citizen...
- Thiết kế website mới theo chuẩn, hoặc tối ưu cấu trúc trang web đã có sẵn. Việc này là của đơn vị thiết kế website, nhưng bạn cần phối hợp với họ để đảm bảo trang web thân thiện với các công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google).
- Sáng tạo nội dung chất lượng, bao gồm cả: bài viết, hình ảnh, video... Trong đó quan trọng hơn cả là viết bài SEO để đăng lên website. Để được hiệu quả bạn lưu ý rằng những bài viết chuẩn SEO là rất quan trọng. Và người làm cần hiểu rõ chuẩn SEO là gì. Bạn có thể xem thêm hướng dẫn viết bài chuẩn SEO.
- Xây dựng hệ thống backlink chất lượng. Backlink thể hiện chất lượng hay tính hữu ích của 1 website, vì thế bạn cũng cần xem đây một công việc không kém phần quan trọng so với tạo nội dung content hay.
- Theo dõi, phân tích các chỉ số của trang web để biết được hiện trạng, và có những điều chỉnh phù hợp. Bạn sẽ dùng công cụ để xem lượng truy cập mỗi ngày, đối tượng nào, vào trang nào, tỉ lệ chuyển đổi ra sao… để từ đó mới có cách mà “tối ưu” cho trang web của mình.
Về hình thức thì bạn có thể thực hiện mấy loại như sau:
- SEO từ khóa: chọn một hoặc một nhóm từ khóa nào đó, chẳng hạn như “đồng hồ nữ” để làm. Bạn cũng có thể dùng tiếng Việt không dấu (dong ho nu), tùy theo đánh giá xem phương án nào tốt hơn. Cá nhân tôi thì luôn chọn từ khóa có dấu đầy đủ.
- SEO ảnh: chọn ảnh tương ứng với từ khóa, và làm các bước công việc cần thiết để đưa ảnh đó nằm trong top Google. Hình thức này phù hợp hơn với sản phẩm có chất lượng và thẩm mỹ cao như xe hơi, mỹ phẩm, thời trang cao cấp...
- SEO video clip: tương tự như ảnh, nhưng làm với video clip, phù hợp với những dịch vụ, sản phẩm có thể trình diễn trên video, chẳng hạn như: nhạc cụ, phim ảnh, đào tạo…
- SEO bản đồ trên Google Map: giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy được địa điểm Google Map, phù hợp với sản phẩm dịch vụ mà khách hàng có thể trải nghiệm tại địa điểm cụ thể, như: nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu bóng...
Với những bạn có đam mê thì có thể coi công việc tối ưu hóa website thực sự là một nghề. Và nếu tìm hiểu để dấn thân, thì bạn có thể thắc mắc...
Công ty SEO website
Đối với nhiều doanh nghiệp không có nhân sự chuyên trách, thì việc tìm thuê công ty SEO uy tín cũng có thể xem xét để giúp cho website của mình tăng thứ hạng.
Thường thì những công ty chuyên nghiệp đó sẽ có đội ngũ nhân viên SEO kinh nghiệm, được trang bị phần mềm SEO và sử dụng thành thạo các công cụ SEO cần thiết như Google Master Tools hay Google Analytics. Họ thường nhận nhận SEO từ khóa, hoặc SEO tổng thể, trên những nền tảng cụ thể như SEO Facebook, SEO Google. Hoặc kết hợp với dịch vụ quảng cáo Google Ads (gọi chung là marketing trên công cụ tìm kiếm SEM).
Nếu bạn chưa quen thì họ sẽ tư vấn để tìm hiểu nhu cầu. Và tùy theo nhu cầu cụ thể của bạn mà họ có báo giá phù hợp để 2 bên cùng bàn thảo và thống nhất công việc phải thực hiện.
>> Xem bảng giá dịch vụ SEO của Carly tại đây
Khi bạn tự làm, hoặc thuê công ty dịch vụ làm công việc tối ưu hóa này, tác dụng dễ thấy là tăng khả năng khách hàng tìm thấy website, để từ đó có thể liên hệ đặt hàng. Nhưng vẫn còn có những hiệu quả khác nữa, mà tôi muốn giới thiệu để bạn cùng tham khảo.
Lợi ích của việc làm SEO là gì?
- Tăng lượng truy cập và sự hiện diện của website trên kết quả tìm kiếm của Google, như đã nói nhiều phía trên, từ đó tăng khả năng bán hàng cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giúp cho người dùng, trong đó có khách hàng tiềm năng có được trải nghiệm tốt với nội dung thông tin mà bạn cung cấp trên website.
- Nhờ những công cụ như Google Analytics, bạn có thể hiểu được rõ hơn chân dung của khách hàng tiềm năng: về giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý, ngôn ngữ sử dụng cũng như các mối quan tâm, lịch sử tìm kiếm… Như vậy chẳng phải là rất cần thiết đó sao!
- Xây dựng và củng cố niềm tin với khách hàng, nhà cung cấp, và các đối tác. Người dùng tìm kiếm hàng ngày, và những trang thường xuyên đứng trên đầu kết quả tìm kiếm, sẽ dần tạo được niềm tin: top đầu đồng nghĩa với uy tín, ít nhất là trên internet.
- Góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu, khi bạn làm SEO tốt và website có nhiều từ khóa quan trọng xuất hiện trong top Google.
- Xây dựng tài sản vô hình trên không gian mạng, đó chính là trang web của bạn.
Lợi ích thì đã thấy rõ. Quan trọng là bạn vận dụng và thực hiện công việc tối ưu hóa này như thế nào để đem lại hiệu quả cho công ty mình mà thôi.
Đến đây tôi xin kết thúc bài viết trả lời cho câu hỏi SEO là gì, cùng những nội dung có liên quan. Bạn cũng đã biết những công việc phải thực hiện trong nghề này, những lợi ích mà công việc này mang lại.
Hy vọng bài viết này có ích cho bạn đọc. Nếu thấy hay thì Like và Share để người khác cùng đọc nhé.