SEO checklist

SEO checklist đầy đủ - bỏ tủ để tra cứu

SEO checklist đầy đủ - bỏ tủ để tra cứu

SEO checklist đầy đủ - bỏ tủ để tra cứu

SEO checklist dưới đây là tập hợp danh mục các công việc cần làm khi triển khai tối ưu hóa cho 1 website. Tôi lập ra để bản thân tôi tra cứu, và hy vọng hữu ích cho bạn ít nhiều, dù bạn tự làm cho trang web của mình, hay là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Thực tế thì có rất nhiều nghiệp vụ phải thực hiện. Người làm SEO có thể sẽ dễ bị sót việc. Vì vậy 1 danh sách đầy đủ sẽ giúp bạn rất nhiều.

Ở đây, nhằm mục đích ngắn gọn, tôi chỉ tóm tắt tên gọi theo đầu việc, mà không giải thích chi tiết. Nếu muốn bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong các đường link đính kèm, đến những bài viết chi tiết liên quan.

SEO checklist đầy đủ

Tôi chia danh sách thành 5 nhóm công việc như sau:

  1. Nhóm kỹ thuật tổng thể (Technical SEO)
  2. Nhóm SEO On-page
  3. Nhóm SEO Off-Page
  4. Nhóm Local SEO
  5. Nhóm Mobile SEO

Ở phần cuối bài có kèm đường link để bạn có thể tải file và in ra cho tiện tra cứu và tham khảo khi cần.

SEO checklist về mặt kỹ thuật tổng thể

(Giúp Google, Bing, Cốc Cốc… tìm thấy nội dung trên website của bạn)

  1. Kiểm tra xem website có bị Google phạt hay cấm không
  2. Đăng ký với Google Search Console
  3. Đăng ký và chèn mã Google Analytics
  4. Chọn phương án có hay không có www trước tên miền, trong Google Search Console.
  5. Sử dụng chứng chỉ SSL và giao thức https
  6. Sử dụng sơ đồ trang sitemap.xml và tối ưu nội dung
  7. Sử dụng tệp robots.txt và tối ưu nội dung
  8. Áp dụng dữ liệu có cấu trúc (Structured Data)
  9. Sử dụng Canonical Url
  10. Sử dụng và tối ưu trang lỗi 404 - không tìm thấy
  11. Kiểm tra tốc độ website xem có đủ nhanh không
  12. Kiểm tra xem website có thân thiện với thiết bị di động không
  13. Kiểm tra xem cấu trúc website đã tối ưu chưa
  14. Nếu trang web có nhiều ngôn ngữ, kiểm tra xem đã dùng biện pháp tránh lỗi trùng lặp nội dung chưa
  15. Cân nhắc việc sử dụng Accelerated Mobile Pages (AMP)

SEO checklist về các yếu tố trên trang (On-Page)

(Giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung mà bạn đăng trên website.)

  1. Kiểm tra URL xem đã thân thiện về mặt SEO chưa
  2. Đã sử dụng và tối ưu menu Breadcrumb chưa
  3. Kiểm tra và tối ưu thẻ Title và Descriptions
  4. Kiểm tra các tiêu đề (Heading) và định dạng văn bản
  5. Vị trí và tần suất của từ khóa (Keyword) trong phần nội dung của trang
  6. Sử dụng từ khóa LSI hợp lý
  7. Kiểm tra tỉ lệ Text/HTML
  8. Kiểm tra SEO hình ảnh (Image)
  9. Kiểm tra SEO nội dung
  10. Kiểm tra cấu trúc liên kết nội bộ (Internal link)
  11. Kiểm tra vị trí và chất lượng của liên kết ra ngoài website (Outbound link)
  12. Kiểm tra và sửa các liên kết bị đứt gãy (Broken link)
  13. Kiểm tra tính thân thiện của website với người dùng

>> Xem chi tiết về SEO On-Page tại đây

SEO checklist về các yếu tố ngoài trang (Off-Page)

(Quảng bá website để kiếm thêm link và tăng thứ hạng)

  1. Kiểm tra Backlink
  2. Kiểm tra tương tác trên mạng xã hội
  3. Kiểm tra mức độ Local SEO hiện tại
  4. Xem xét quảng cáo online

>> Xem chi tiết về SEO Off-Page tại đây

Local SEO checklist

(Để lên Top với những từ khóa có tên địa điểm, và gia tăng lượng người ghé thăm cửa hàng ngoài đời thật của bạn)

  1. Tối ưu Logo (đưa cả thương hiệu và địa điểm trên thẻ Alt Text của ảnh logo)
  2. Tối ưu Title, Description và URL và đảm bảo chúng chứa tên thương hiệu và địa điểm kinh doanh.
  3. Thêm Tên, Địa chỉ, Số điện thoại (NAP - Name, Address, Phone Number) vào trang chủ
  4. Thêm NAP vào những trang con khác (trong phần footer là hợp lý)
  5. Đảm bảo thông tin NAP được sử dụng nhất quán trên tất cả các kênh (website, Facebook, Google+, các trang danh bạ...)
  6. Bổ sung bản đồ Google Map vào trang thông tin Liên hệ
  7. Đăng ký công ty vào Google My Business
  8. Dùng Schema (đánh dấu văn bản có cấu trúc) cung cấp thêm thông tin về công việc kinh doanh tại địa phương cho Google.
  9. Đăng ký với Bing Places for Business (tương tự Google My Business)
  10. Đăng ký website với các trang trang danh bạ địa phương
  11. Tạo một trang fanpage địa phương trên Facebook
  12. Khuyến khích và trả lời từng lời nhận xét trên tất cả các nền tảng
  13. Tạo blog để đăng những nội dung liên quan đến khu vực địa phương của bạn

>> Xem chi tiết về SEO Local tại đây

SEO checklist cho thiết bị di động

(Để website của bạn lên Top Google trên thiết bị di động)

  1. Cần đảm bảo website đạt khi kiểm tra bằng Google Mobile-Friendly Test
  2. Kiểm tra tốc độ website trên thiết bị di động bằng Google’s Mobile Speed Test
  3. Kiểm tra thử website hiển thị trên các cỡ màn hình khác nhau, sử dụng công cụ như Mobile Browser Emulator
  4. Cần đảm bảo rằng các URL, Title, Description và nội dung phiên bản mobile hiển thị giống như phiên bản desktop
  5. Dùng công cụ “URL Inspection Tool” và đảm bảo rằng Google có thể truy cập vào các trang mà không gặp trở ngại gì
  6. Tránh dùng Popup trên thiết bị di động
  7. Kiểm tra lời Kêu gọi hành động (CTA) trên thiết bị di động có thể thấy và dễ truy cập không
  8. Cân nhắc sử dụng thêm hỗ trợ Accelerated Mobile Pages (AMP) cho các trang blog
  9. Thêm hỗ trợ Google Analytics cho AMP
  10. Thêm hỗ trợ Schema cho các trang AMP
  11. Kiểm tra cài đặt AMP bằng cách sử dụng công cụ Google Structured Data Testing Tool

Cách sử dụng SEO checklist này thế nào?

Cách hay nhất là bạn tiến hành làm từng mục một. Nếu muốn, bạn có thể tải và in file SEO checklist dạng pdf ra giấy để dễ sử dụng.

Khi bạn mới bắt tay vào làm, đừng cố gắng sửa bất cứ thứ gì vào lúc này. Thay vào đó, bạn nên đọc qua tất cả các mục trong danh sách trên, rồi đánh dấu để phân loại thành 5 nhóm sau:

  1. Đã hoàn thành: bạn đã thực hiện rồi
  2. Đang xem xét: Bạn cần thêm thời gian và thông tin về mục này trước khi quyết định xem bạn có cần áp dụng cho website của mình không
  3. Đang tồn: Bạn biết mục này cần làm nhưng chưa làm
  4. Đang triển khai: Bạn đã bắt đầu làm mục này
  5. Loại bỏ: Bạn thấy không phù hợp, và loại bỏ khỏi danh mục công việc cần thực hiện.

Bạn cũng nên lập kế hoạch SEO chi tiết và quy định khi nào bạn định làm tất cả các mục “Đang xem xét” hoặc “Đang tồn”.

Bạn nên thực hiện tất cả các hạng mục, cho dù một vài trong số đó có vẻ không quá quan trọng. Hãy xem xét kỹ nếu quyết định loại bỏ không làm mục nào đó. Khi nói đến SEO, đôi khi nhiều thứ nhỏ nhặt gộp lại thì lại có thể tạo ra sự thay đổi lớn với thứ hạng Google với website của bạn.

Vậy hãy dành thời gian nghiên cứu, và hoàn thành các mục trong danh sách nhé. Chúc bạn thành công với SEO checklist này.

Chia sẻ Bài viết này:

Học SEO & Marketing Online Miễn phí

Tham gia vào Group Facebook & Zalo => học SEO & Marketing Automation hoàn toàn FREE!