Chuẩn SEO là gì

Chuẩn SEO là gì trong Online Marketing?

Chuẩn SEO là gì trong Online Marketing?

Chuẩn SEO là gì trong Online Marketing?

Chuẩn SEO là gì vậy? Câu hỏi này rất quen thuộc đối với những người làm marketing trên internet. 

Trước khi đi vào chủ đề chính, chắc bạn đã biết SEO là việc tối ưu hóa website cho thân thiện với Google, nhằm đạt thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm (đọc lại bài SEO là gì tại đây)

Vì làm SEO là áp dụng các cách thức để website được Google đánh giá và xếp hạng cao hơn, thì rõ ràng, chúng ta cần biết nó đánh giá dựa vào những tiêu chí gì. Phải vậy không? Đó chính là nội dung của bài này.

Và đây là khái niệm...

Chuẩn SEO là gì?

Có thể hiểu, chuẩn SEO là tiêu chuẩn hay tiêu chí mà công cụ tìm kiếm như Google sử dụng để đánh giá và xếp hạng các website trong trang kết quả tìm kiếm.

Những tiêu chuẩn này nhằm giúp cho Google dễ tìm và tìm được đúng nhất nội dung mà người dùng mong muốn khi họ dùng công cụ search.

Tại sao lại cần những tiêu chuẩn này?

Đơn giản là vì Google cần biết căn cứ vào đâu để để đánh giá 1 website có phù hợp với từ khóa tìm kiếm hay không.

Trong hàng trăm triệu trang web trên internet, làm sao để bạn tìm được đúng trang có thông tin mà bạn đang cần?

Con người dễ phân biệt và nhận ra nhanh được thông tin mình cần, nhưng tốc độ tìm lại rất chậm. Trong khi đó, các công cụ tìm kiếm mạnh thì có thể tìm nhanh (gần như) tất cả các trang, nhưng chúng lại cần phải nhận biết được đâu là thông tin người dùng cần tìm. Để làm điều đó, chúng phải dựa vào các tiêu chí, mà đội ngũ lập trình viên đã “dạy” trong thuật toán của mình. Chúng “học” được cách đánh giá dựa vào các tiêu chuẩn đó. Chúng tìm cách bắt chước cách con người cho điểm thấp cao theo từng tiêu chí. Website nào hợp chuẩn, thì sẽ được đánh giá cao hơn, và ngược lại.

Việc của các nhà quản trị website là tìm cách hiểu và chuẩn hóa web của mình theo những tiêu chí mà công cụ tìm kiếm đưa ra, gọi là làm theo chuẩn SEO.

Câu hỏi đặt ra là…

Chuẩn SEO gồm những gì?

Google đang thống trị lĩnh vực tìm kiếm trên internet toàn cầu. Vì vậy cá nhân tôi và nhiều người làm marketing online sử dụng luôn bộ tiêu chí Google đang dùng để phân hạng các website. Dùng chính những tiêu chí này làm chuẩn nghĩa để web thân thiện và tối ưu với Google, cũng như các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yahoo...

Vậy có bao nhiêu tiêu chí?

Thực tế thì khó xác định được con số chính xác, vì mỗi công cụ tìm kiếm có thể sử dụng bộ tiêu chí riêng, ấy là chưa nói việc bổ sung cập nhật thường xuyên.

Hiện tại đến năm 2018, tôi tìm hiểu thì thấy nhiều nguồn nói rằng Google đang áp dụng trên 200 tiêu chí trong thuật toán của mình. Trong số đó có những tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua, và đã được cộng đồng hiểu và tuân theo. Nhưng cũng có những tiêu chí mang tính tranh cãi hoặc chỉ là dự đoán và chỉ để tham khảo, nếu muốn.

Trong thực tế, đa số chúng ta quen thuộc với chuẩn SEO áp dụng cho bài viết. Nhưng thực tế chuẩn SEO cần được hiểu rộng hơn phạm vi của 1 bài viết.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ giải thích chi tiết 20 tiêu chí quan trọng nhất, chia thành 4 nhóm cho dễ theo dõi. Nếu cần danh sách đầy đủ tất cả các tiêu chí, bạn có thể tham khảo đường link tôi để ở phần cuối.

20 tiêu chí chuẩn SEO phổ biến nhất gồm:

  1. Tên miền (domain)
  2. Phạm vi trang con (Page-Level)
  3. Phạm vi toàn website (Site-Level)
  4. Backlink

Giờ bắt đầu theo từng nhóm tiêu chí mà bạn cần áp dụng để website của mình đạt chuẩn SEO.

Phạm vi tên miền

  1. Tên miền cần liên quan đến chủ đề chính của website, hoặc ngắn gọn chỉ là tên công ty. Nếu từ khóa chính có trong tên miền, nhất là nằm trong phần đầu tên miền thì càng có lợi thế. Lấy ví dụ, công ty bạn chuyên về về lĩnh vực văn phòng phẩm, thì có thể lấy tên miền gồm tên lĩnh vực + tên công ty: vanphongphamvietthang.com, hay vietthangstc.com. Hoặc công ty về pin mặ trời thì có thể lấy tên miền DaiaSolar.com
  2. Tên miền đã đăng ký nhiều năm, và được gia hạn trước nhiều năm thì càng được đánh giá cao. Google ưu ái hơn 1 chút với tên miền có thâm niên lâu năm, và cả việc bạn gia hạn tên miền càng nhiều năm thì càng tốt. Chẳng hạn web của bạn có tên miền từ những năm 2000, và hiện đã gia hạn đến hết 2023, thì quả là 1 tín hiệu tuyệt vời với công cụ tìm kiếm.

Phạm vi trang (bài viết)

  1. Từ khóa trong Tiêu đề trang (Title): là một tiêu chí quan trọng trong SEO Onpage. Bạn nên bắt đầu tiêu đề với từ khóa, hay đặt từ khóa gần đầu tiêu đề thì tốt hơn gần cuối. Nếu trang bạn đang viết là về “Bếp từ”, thì có thể đặt tiêu đề trang là “Bếp từ - những điều người dùng nên biết”. Tiêu đề này sẽ hiển thị lên phần trên cùng của trình duyệt.
  2. Từ khóa đặt trong phần mô tả của trang (Meta Description): giúp Google nhận biết thông tin tốt hơn khi thấy từ khóa trong phần này. Bạn không nhìn thấy phần này, nhưng công cụ tìm kiếm thì có thấy.
  3. Từ khóa xuất hiện trong tiêu đề chính của bài viết (thẻ H1): đây được xem như tiêu đề của bài viết, sau tiêu đề trang là thẻ Title.
  4. Từ khóa xuất hiện trong 100 ký tự đầu của nội dung trang sẽ có tác dụng tốt với xếp hạng. Người đọc sẽ lướt nhanh những dòng đầu, và từ khóa xuất hiện sớm sẽ hấp dẫn họ hơn.
  5. Đưa từ khóa vào các tiêu đề phụ (H2, H3) của bài viết: cũng là một cách để giúp Google nhận biết cấu trúc bài viết tốt hơn, tương tự như H1. >> Tìm hiểu thêm về các thẻ Heading
  6. Độ dài nội dung: bài viết dài có thể cung cấp thông tin rộng và thường được ưu tiên trong thuật toán xếp hạng, so với bài viết ngắn. Đừng đăng bài dưới 500 từ, vì nội dung thường không đủ sâu, và những bài viết lên Top Google thường dài trên 1500 từ và có chất lượng tốt.
  7. Bảng mục lục nội dung với đường link nội bộ: giúp Google nhận biết nội dung trang dễ dàng hơn. Nội dung có thể được được tóm tắt theo các thẻ H1, H2, H3...
  8. Mức độ lặp lại từ khóa: tần suất vừa phải sẽ giúp Google xác định được nội dung chính của bài viết, nhưng nếu lạm dụng từ khóa thì sẽ lợi bất cập hại: rất có thể bạn bị quy vào lỗi spam.
  9. Tốc độ tải trang: Google và Bing đều xem đây là 1 tiêu chí đánh giá quan trọng. Trang nào load nhanh thì có lợi thế hơn. Tất nhiên rồi, người dùng cũng không muốn ngồi đợi cả phút mới thấy trang web, và thường thì họ sẽ thoát ra để vào website khác.
  10. Nội dung trùng lặp, hoặc tương tự (chỉ chỉnh sửa chút xíu) trên cùng website có thể ảnh hưởng xấu đến xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Máy và còn người đều không thích sự lặp lại một cách có chủ đích và không có lý do chính đáng.
  11. Tối ưu hóa hình ảnh: đây là tiêu chí quan trọng giúp Search Engine xếp hạng thông qua tên file, thẻ alt, tiêu đề, mô tả ảnh. Ảnh là một dạng nội dung khá hiệu quả, và những thuộc tính của ảnh cũng sẽ được xem xét khá kỹ. Bạn đừng bỏ qua tiêu chí này.
  12. Chất lượng Outbound Link: đường link đến website khác có chất lượng hay không, có hữu ích cho người đọc hay không cũng được xem xét khi đánh giá thứ hạng trang của bạn. Đường link này được xem là sự giới thiệu, sự bảo chứng, hay “lá phiếu” của bạn cho website kia. Nếu bạn đặt liên kết đến những trang web “rác” thì người đọc và Search Engine đều đánh giá kém tích cực về web của bạn. Quá nhiều Outbound link cũng ảnh hưởng xấu đến PageRank của bạn.
  13. Trang web thân thiện với giao diện mobile cũng giúp thứ hạng tốt hơn. Sự phát triển và thông dụng của các thiết bị di động đang ảnh hưởng lớn tới thói quen người dùng. Người đọc sẽ không thích, và vì vậy Google cũng sẽ đánh tụt hạng những website không thân thiện với mobile.

Phạm vi website

  1. Sơ đồ trang (Sitemap): file sitemap.xml giúp công cụ tìm kiếm index các trang dễ dàng và toàn diện hơn, còn trang sitemap.html sẽ giúp người dùng dễ theo dõi hơn.
  2. Chứng chỉ SSL: Google đã xác nhận giao thức https cũng là một yếu tố để đánh giá về độ bảo mật của website. Mặc dù vẫn còn nhiều người tranh cãi, nhưng đây là xu thế, và chúng ta cũng nên tránh Google. Thực tế, nếu bạn dùng giao thức http trên Chrome thì sẽ thấy từ “Not secure” (Không bảo mật) ngay bên trái thanh địa chỉ. Khách hàng tiềm năng của bạn chắc hẳn sẽ nghi ngại về điều này, phải không?

Backlink

  1. Số lượng liên kết tới trang (Backlink) là một tiêu chí xếp hạng quan trọng.
  2. Chất lượng backlink cũng quan trọng không kém. Link từ các trang web lâu năm, trang có tên miền .edu hay .gov, và những trang trong cùng ngành của bạn rất được Google coi trọng. Đường link chính là sự bảo chứng.
  3. Backlink từ trang chủ của website khác có tác dụng hơn những liên kết từ trang con của domain đó. Hẳn rồi, trang chủ có vai trò quan trọng hơn những trang con, vì vậy nếu đặt link từ trang chủ thì đó là một lợi thế. Thử tưởng tượng nếu web của bạn về dịch vụ thủ tục hải quan, mà có được backlink từ trang chủ website của Tổng cục hải quan thì còn gì bằng!

Và còn nhiều tiêu chí nữa… Nhưng có lẽ như vậy cũng tương đối rồi. Áp dụng được tốt những tiêu chí cũng đã mất khá nhiều công sức và chắc chắn sẽ giúp trang thông tin điện tử của bạn khởi sắc. Nếu bạn muốn tìm hiểu tất cả các tiêu chí, thì có thể xem Bộ tiêu chí SEO Google tại đây (bằng tiếng Anh).

Áp dụng chuẩn SEO thế nào cho hiệu quả?

Biết và hiểu được các tiêu chí quan trọng là một chuyện, còn ứng dụng vào công việc làm SEO lại là 1 chuyện khác.

Tùy theo vai trò công việc mà bạn đảm nhiệm, mà phạm vi áp dụng cũng có phần khác nhau.

  • Người viết bài: áp dụng những tiêu chí liên quan đến phạm vi bài viết, những tiêu chí khác về domain, hay site thì có lẽ người khác quản lý 
  • Webmaster: bạn chịu trách nhiệm nhiều hơn, nên quan tâm đến nhiều yếu tố, cả backlink, hay site.

Đừng nóng vội: nếu không có đủ thời gian thì cứ làm từng bước, áp dụng từ những tiêu chí quan trọng trước. Sau đó nghiên cứu và bổ sung dần. Việc làm SEO mang tính lâu dài mới bền, chí ít cũng phải vài tháng mới có kết quả.

Đừng quên chuẩn SEO là hướng tới thân thiện với Google, nhưng với người đọc thì vẫn chưa đủ. Bạn phải cung cấp cho họ nội dung chất lượng liên quan đến thông tin mà họ đang tìm kiếm. Có như vậy kết quả SEO mới được bền vững.

Và còn những lưu ý khác nữa bạn sẽ rút ra trong quá trình áp dụng chuẩn SEO vào thực tế công việc. Tôi cũng sẽ tiếp tục bổ sung khi có thời gian nhiều hơn.

Tạm thời đến đây tôi kết thúc bài viết về các tiêu chí quan trọng khi muốn biết chuẩn SEO là gì, những điều mà mà người làm marketing online đang áp dụng. Hy vọng bạn tìm thấy thông tin bổ ích ở đây.

Nếu bạn thấy hay thì Like & Share nhé!

Chia sẻ Bài viết này:

Học SEO & Marketing Online Miễn phí

Tham gia vào Group Facebook & Zalo => học SEO & Marketing Automation hoàn toàn FREE!